Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

LÒNG YÊU NƯỚC VÀ LÒNG HÂM MỘ
Vòng chung kết cúp AFC đã khép lại. Trong niềm vui vẫn có những nỗi buồn. Có lẽ điều dễ nhận ra ở những gương mặt hân hoan khi đón đội tuyển trở về không phải vì thành tích bóng đá. Vậy thì vì một cái gì khác mà nó tạo ra một cơn sóng chào đón cuồng nhiệt đến vậy!
Nếu chỉ tính riêng fan hâm mộ bóng đá thì làm gì đến một phần ba số lượng người trên, nhưng thời điểm đã lôi kéo được cả một tập thể hàng chục triệu người cùng nói một tiếng và nhìn về một hướng. Đó không phải là xuất phát từ tình yêu bóng đá, mà xuất phát từ một góc nhìn vô hình khác: lòng tự tôn của dân tộc. Giải đầu AFC lần này chỉ là đối tượng mà lòng tự tôn dân tộc mượn để thể hiện bản chất của nó.
Nếu xét về lịch sử, thì trong vòng 50 năm trở lại đây, có bốn lần lòng tự tôn dân tộc được thể hiện qua sự kiện: lần thứ nhất là ngày 3/9/1969 khi Bác Hồ vừa mất, lần thứ hai là ngày 30/4/1975 khi cả nước thống nhất, lần thứ ba là ngày 4/10/2013 khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, và gần đây nhất là ngày 27/1/2018 khi đội U23 đoạt huy chương bạc cúp AFC.
Những lần đó gây tiếng vang trong nước và trên thế giới đến nỗi nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học phải hỏi: Làm thế nào để kích dậy lòng yêu nước? Xin thưa rằng chẳng có cách nào đâu, vì lòng yêu nước xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc, mà nó đã có sẵn trong máu của mỗi người dân Việt Nam, kể cả sống trong nước hay ở nước ngoài. Nên các nhà nghiên cứu có đi tìm kiếm cách khêu dậy lòng yêu nước là một nghiên cứu thừa, chứng tỏ những người đó chẳng hiểu gì về dân tộc mà họ đang nghiên cứu cả.
Mỗi con người có một trái tim để yêu thương, một trí tuệ để phán xét hành động. Khi hai yêu tố đó kết hợp với nhau một cách đồng đều thì chúng sẽ tạo ra đạo đức, phẩm chất, cảm xúc và tính nhân văn cho người sở hữu chúng. Tình yêu đất nước, con người hình thành như vậy đó, thưa các nhà nghiên cứu hay những người cố tỏ ra yêu nước, thương nòi ạ.
Có người hỏi sức mạnh đến từ đâu? Nếu trận chung kết được đá lúc 15g của một mùa hè cháy bỏng gió Lào, trên cồn cát trắng như lửa của dải đất duyên hải Miền Trung thì liệu đội Uzbekistan có làm nên chuyện không?. Chắc chắn ai cũng có thể dễ dàng có được câu trả lời. Người dân Uzbekistan thờ ơ với sự thành công của đội tuyển của họ sau giải AFC cho U23 vừa rồi, không phải vì họ không yêu nước. Họ cũng yêu Tổ quốc họ lắm chứ. Họ cũng có lòng tự tôn dân tộc của riêng mình. Chỉ đơn giản là họ đã thể hiện lòng yêu nước bằng một sự kiện khác, vào một thời điểm khác. Chúng ta không bắt họ thể hiện tình yêu nước của họ như ta yêu đất nước của ta.
Sau giải đấu này là lại tiếp nhiều giải đấu khác. Và nếu giải đấu nào dù lớn hay nhỏ, kể cả đến WC mà Việt Nam đạt được như hôm nay thì liệu có phải cứ mỗi lần đội bóng về, cả nước lại tổ chức long trọng như vừa rồi không? Và khi đó liệu người dân cũng giống như Uzbekistan hôm nay? Cũng có thể có mà cũng có thể không. Bởi vì người dân Việt Nam thể hiện lòng tự tôn dân tộc qua sự hâm mộ bóng đá chứ không phải sự hâm mộ tạo nên lòng yêu nước. Nên chúng ta cũng không cầu thị khi nào cũng vậy.
Lòng tự tôn dân tộc là một thứ không đào tạo được. Nó là di sản của dân tộc được kế thừa qua hàng ngàn đời. Chính văn hóa làng xã lại là nhân tố chính làm nên nó chứ không phải là một đô thị văn minh, hiện đại với những mối quan hệ con người lỏng lẻo. Những nụ cười xã giao lướt qua như những hạt bụi lờ mờ của người thành thị không thể nói rằng tốt hơn, văn minh hơn sự cãi vã giữa hai người nông dân vì một chuyện không đâu. Chính sự cãi vã đó lại là một khía cạnh tích cực kết nối họ.
Thứ đáng sợ nhất không phải là mâu thuẫn, mà là sự im lặng đến yên lặng.
Ta bình thản nếu mất đi một người bạn, nhưng lại lo lắng vì không còn kẻ thù.
Hôm nay chiến thắng thì ngày mai ta có thể quên, nhưng nếu hôm nay thua thì ta sẽ nhớ mãi mãi.
Đó chính là triết lí của sự tồn tại, nó vô hình trong mỗi con người, trong cả xã hội mà ta không nhận ra nó hoặc không chịu thừa nhận nó, nhưng nó lại có một sức mạnh điều khiển đặc biệt, đến nỗi ta bị nó điều khiển mà hoàn toàn không biết vì sao khi đó ta lại hành động như vậy.
Lòng tự tôn dân tộc chính là đồng ruộng màu mỡ cho tình yêu đất nước mọc lên, đâm chồi nảy lộc, ra hoa thơm, trái ngọt.
Đừng cố gắng cưỡng bức lòng tự tôn dân tộc, cũng đừng bắt buộc ai đó phải yêu nước bằng ý chí người khác. Khoảng cách từ lòng yêu thương đến sự căm ghét là rất ngắn.
Đem sự vô hình điều khiển một đối tượng hữu hình là cách dễ nhất để làm cho đối tượng rời xa chân lý.
29-1-2018

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

THẠCH HÃN CHIỀU

Thạch Hãn chiều ôm thế hệ kiên trung
Thân xác hóa sóng chập chùng mãi gọi
Hồn linh thiêng khát bao điều muốn nói
Cứ vọng về trăn trở, Tổ quốc ơi!

Thạch Hãn chiều, hương khói thay lời
Những người lính ngàn thu ngâm giá buốt
Ngẩng nhìn hôm nay, bao điều thảng thốt
Nắng cháy vàng, mưa ướt tận lương tâm.

Những thế hệ sau hèn mọn thâm trầm
Coi di sản là vết mòn lịch sử
Coi xương máu với đất là một thứ
Cựu binh già khóc đắng một dòng xuôi.

Thạch Hãn chiều quặn sóng không nguôi
Hồn người đi vặn tim người ở lại
Tuổi hai mươi đất nước là mãi mãi

Hoa chùng chình Thạch Hãn níu chiều rơi.

23-1-2018

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018


THI CHO EM

Có bao gi em thy nh ngày xưa
Thi đui gió gói trong tà áo tím
Chân đất, đầu trn pht phơ bn rn
Tóc ngang tri cháy nng tui thơ ngây.

Có bao gi em nh chuyn ai hay
Nht c may đan lng nuôi dế c
Hái sương đêm bón hn nhiên nho nh
Để vô tư trêu gho gã mit mài.

Nh mt thi giành c sn b hai
Nước mt git lên b môi chúm chím
Thút thít khóc gia n cười ngt lim
Quá ngây thơ đui hết tháng, hết ngày.

Nay ln ri, k li chuyn ai hay
Chuyn ngày xưa giu mơ vào mt biếc
Hương thong neo mt xế chiu li bit
Phút lng bun k nim mãi lên mi.

22-1-2018


Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018


NHẬT LỆ 

Có một dòng sông tên gọi trong mơ 
Róc rách vỗ mỏi mòn thời thơ ấu 
Man mác xanh ngắt mùa hè nắng lửa 
Trầm ngâm trôi theo buốt giá mùa đông. 

Có dòng sông ta sống ở ven sông 
Gắn một thời vào còng xe, cá nhảy 
Trăng huyền diệu men theo bờ cát chảy 
Sao lung linh vào làn nước long lanh. 

Một dòng sông chưa đến tuổi em, anh 
Trêu gọi nhau vô tư thời hoa nắng 
Chỉ biết ồn ào giữa yên bình, phẳng lặng 
Tóc bạc đầu tìm lại thuở ngày xưa. 

Dòng sông bốn mùa gói nắng hong mưa 
Rắc mênh mang lên hai bờ vọng ngóng 
Cứ vẫy nhau qua muôn vàn con sóng 
Mỗi lần về, Nhật Lệ tím chiều đưa. 

22-1-2018

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018


XA, XA 

Ta đã xa em, xa thật rồi 
Chim bay về núi, áng mây trôi 
Gió ôm vòm lá, sông đổ thác 
Hoa giấu hương bay, quả ngọt vời. 

Nỗi xa như nắng vét chân trời 
Viền lên một nét mảnh thảnh thơi 
Lưa thưa mà ngỡ là sương khói 
Vạn dặm xuyên qua, chẳng dám rời. 

Xa những ngày xa, chỗ ta ngồi 
Giờ đây thơ thẩn, sáo đùa chơi 
Dăm ba lá rụng chiều hiu hắt 
Lá ngửa, lá nghiêng, lạnh tím lời. 

Xa nhau mấy nỗi, ngỡ một đời 
Thuyền quyên bập bễnh giữa dòng trôi 
Giao lời dịu ngọt cho thanh vắng 
Vui một kiếp hoa, chịu kiếp người. 

9-1-2018

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018





TẠM BIỆT HUẾ 

Tạm biệt nhé 
Chiều đông với Huế 
Mưa vẫn rơi vào đáy nước nông sâu 
Như mắt em thuở tìm mưa, đuổi nắng 
Áo trắng trong, mặc mưa nắng dãi dầu. 

Anh tạm biệt mà bóng người chẳng thấy 
Một bên hình 
Bên thấp thoáng lung linh 
Se gió lạnh trong lòng tay buốt lạnh 
Nhịp đập đâu đây 
Nhè nhẹ yên bình. 

Với anh như vậy là quá đủ 
Dẫu dài hơn chờ đợi biết bao năm 
Lời tạm biệt 
Gắn một lời nhắn nhủ 
Như bờ sông vỗ sóng vĩnh hằng. 

Em có nhận 
Hay không! 
Anh cũng vậy 
Tạm biệt rồi 
Gửi gió thả đâu đây 
Lời hẹn hứa vắt lưng mùa mãi mãi 
Nên dòng đời trôi chảy 
Lại về đây.
 


8-1-2017

DANG DỞ HUẾ 

Biết dang dở một chiều đông với Huế 
Nắng đi đâu? cỏ cũng tái tê mùa 
Mưa lận đận vào lòng người lạ thế! 
Gió luồn lách dải áo kín hay chưa. 

Bến dập dìu vỗ sóng, bóng lưa thưa 
Nhịp cầu cong trên dòng đời phẳng lặng 
Chảy vào lòng những tâm tình sâu lắng 
Để đò ngang cắt sẹo buốt thời gian. 

Chiều buổi chiều đi mãi hoá lang thang 
Nên chẳng biết ngõ dừng mưa hay nắng! 
Nón nghiêng dõi theo dấu hài vạn dặm 
Bụi phất phơ gói cuốn bước hồng trần. 

Dang dở rồi, nông nổi chẳng dừng chân 
Để lược cài ngang tóc thề năm tháng 
Soi bóng xuống những thăng trầm dĩ vãng 
Đợi mỏi mòn! nỡ sóng nước buông trôi.
 

8-1-2018


BẾN XƯA 

Bến xưa dừng, nơi ấy có người xưa 
Chiều đông vắng thả xuống hồn sâu lắng 
Trong thấp thoáng hình như quen chưa đặng 
Nên bến xưa lặng lẽ gói chiều về. 

Đêm lại ngày, xưa bến đợi lê thê 
Những ngày mưa lên kinh thành lạnh lẽo 
Có một nỗi lòng giấu vào dĩ vãng 
Bến ngày xưa quay lại chuyện ngày xưa. 

Chuyện của thời vừa nắng lại thích mưa 
Đuổi gió rồi cất sâu vào áo tím 
Mắt giấu nắng mà tiễn đưa bịn rịn 
Ướt mắt rồi, biết tìm nắng ở đâu! 

Như vì sao lấp lánh dải nhiệm màu 
Theo dấu bước lãng du trời mây nước 
Bồng bềnh mãi mà không sao nói được 
Chút hẹn hò chờ đợi bến xưa trôi. 

Đêm nằm nghiêng trên bến vắng rã rời 
Ê ẩm đau chịu một đời lận đận 
Khẽ trở mình vuốt dọc chiều áo tím 
Gửi lại thời say đắm bến xưa ơi!
 

8-1-2018

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

CON VÀ GIẤC NGỦ



Khi con mơ trong chăn giấc ng khuya
Ba đang còng lưng ngoài công trường lạnh buốt
Khi bạn con buông vài lời thảng thốt
Ai đó đã lặn lội mang hoa bất tử tìm về.

Khi con và cô thầy học, dạy say mê
Bạn con đang hướng ra biển khơi gọi mọi người về lại
Để hôm sau ghế trường thêm trống trãi
Một người đi vạn dặm kiếm cơm ăn…

Ba không tin điều đó đúng thế đâu
Bởi tự nhiên là cân bằng thoái phục
Nhịp điệu hợt hời chỉ là phút chốc
Điều linh thiêng đạng đợi hái ngoài kia.

Con ngủ rồi, nắng biết trốn đâu xa
Giấc mơ say mìm cười trong đêm ấm
Ngoài kia lạnh chùng không gian sâu đậm
Cả bồn mùa quyện tròn giấc say thơ.

3-1-2018


BÉ VÀ MÙA ĐÔNG



Mẹ ơi, mẹ, mẹ ơi!
Con vừa dắt mùa đông
Ngây thơ qua lối vắng
Sao mùa đông thật lạ
Cứ đi chẳng nói gì.

Hay mùa đông giận dỗi
Vì con ngoan nhất nhà
Còn mùa đông xấu quá
Lạnh gần rồi mưa xa.

Con khoác áo choàng lông
Cho mùa đông đỡ lạnh
Mùa đông càng tị nạnh
Quay đầu đi nơi kia.

Bầu trời gió lạnh về
Tội mùa đông của bé
Thôi, con che thật khẽ
Để hai người dung dăng.


3-1-2018

ĐIỀU CHUẨN MỰC



Ta và em 
Cùng lớn lên trong những điều chuẩn mực 
Và cẩn thận trong một nền giáo dục 
Lâu đời. 

Sau ta và em 
Những thế hệ không có gì làm thước chuẩn 
Ranh giới tốt và xấu 
Khoảng cách giữa quân tử và tiểu nhân lân cận 
Tìm một dấu ngắt ở đâu. 

Ta phác thảo những điều rất sâu 
Nhưng lại chèn vào những phút giây nông cạn 
Mong muốn cao siêu 
Thực tế là sỏi sạn 
Găm vào trái tim và trí óc những mũi tên lạnh buốt 
Ta cũng trở nên kẻ bần cùng 
Hạ sách trên mặt phẳng vinh quang. 

Ôi, đâu đây có nhắc đến chốn địa đàng 
Sao có người nhẫn tâm đến vậy 
Vẽ ra cho nhân loại những điều không thấy 
Việc chi ta cứ mãi miết đi tìm 
Định hướng vô phương. 

Đời thật rất thương 
Ta và em cùng chung số phận 
Em ơi! 
Chúng ta cùng là những kẻ gieo vần lạc giọng 
Khô cản hơi 
Mòn mỏi 
Vô cùng. 

3-1-2018

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

NHỚ MÙA ĐÔNG HÀ NỘI

 

Đêm mùa đông, ta nhớ về Hà Nội 
Nhớ đêm dài, lạnh qua ngõ co ro 
Những hàng cây xạc xào gieo lá đổ 
Nghiêng nghiêng đêm, xấp xoả sóng ven hồ. 

Nhớ heo may men theo chiều vội vã 
Người núp sau lưng áo, bụi phất trần 
Khăn vắt vai không che vừa lối cũ 
Bước vội vàng, lạnh thấm gót neo chân. 

Có một thuở ta gọi Hà Nội thân 
Để quên đi những tháng ngày trăn trở 
Những trang giấy thấm đẫm mùi hoa sữa 
Để công trình nghiên cứu cũng mê, say. 

Mùa đông xưa với Hà Nội hôm nay 
Nao nao sóng vỗ nhịp đập, nhịp sống 
Ta hồi tưởng chiều Hồ Tây gió lộng 
Đợi trào lên đêm Văn hiến ngàn năm. 

Bao mùa qua, trăng hết khuyết lại rằm 
Dấu tích Thăng Long chỉ còn dĩ vãng 
Sao lại thế? Hà Nội thời lãng mạn 
Đã mơ màng giấc ngủ thẳm miên du! 

Vượt thời gian, thực xen lẫn với mơ 
Ta mong Hà Nội như ngày xưa ấy 
Duyên dáng, nhẹ nhàng đắm say đến vậy 
Vẽ màu sương lên tháp cổ ngày xưa. 

2-1-2018