(Dân trí) - Dẫn ý kiến của
một nhà chuyên môn Mỹ phân tích thực trạng ngành GDVN hiện nay, bạn đọc Nguyễn
Hữu Tâm (Bà Rịa-Vũng Tàu) lý giải sâu hơn về những “ngộ nhận” của nền GDVN
trong nỗ lực vẫy vùng để cải cách, nâng cao chất lượng.
Tháng 11/2008, trong
khuôn khổ chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt
Nam, đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa
Kỳ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã đến thăm Đại học Harvard. Đoàn được
trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục ở Việt
Nam.
Người báo cáo là GS
Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard. Ông chỉ
ra rằng: sở dĩ nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn gắng gượng, chưa sụp đổ (chữ
dùng của GS) là do các yếu tố:
+ Ba là kỳ thi tuyển
sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức khá nghiêm túc. Và do vậy,Việt Nam hầu
như tuyển được những người có thực lực.
Tuy nhiên, GS cũng chỉ
ra những “ngộ nhận” của nền giáo dục Việt Nam trong nỗ lực vẫy vùng để cải
cách, nâng cao chất lượng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn lý giải
sâu hơn về các ngộ nhận do GS chỉ ra.
1. Cứ đạt chuẩn là… có
chất lượng:
Trường đạt chuẩn Quốc
gia, chuẩn ISO, chuẩn Quốc tế, rồi chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên, chuẩn
học sinh, chuẩn lên lớp, chuẩn kiến thức kỹ năng…Muôn vàn cái chuẩn đang hàng
ngày, hàng giờ sinh sôi, nảy nở trong từng tế bào, thớ thịt của cơ thể Giáo
dục. Chúng hành hạ, làm hao tổn sức lực con người, gây lãng phí tiền của Nhà
nước.
Mỗi một “chuẩn” được học
tập từ nước ngoài về được các chiến lược gia giáo dục nhào nặn lại cho phù hợp
với thể trạng con người, phù hợp với vùng miền, phù hợp với tình hình đất
nước…nói chung là phù hợp với nền giáo dục truyền thống của dân tộc. Thế là Thông
tư này, Chỉ thị kia, Quyết định nọ được thay nhau…Sau đó là một đội ngũ giáo
viên khăn gói lên đường tập huấn. Từ nay có chuẩn rồi nhé! Cứ thế mà làm.
Hành trình “đi tìm
Chuẩn” trong giáo dục đơn giản chỉ là thế. Sự giản đơn để làm dễ hiểu một
vấn đề phức tạp trong học thuật là năng khiếu của sự truyền đạt. Tuy nhiên, đơn
giản hóa một cách làm để mong có kết quả tốt đối với vấn đề hệ trọng của đất
nước, thì tôi e là thật… lâm nguy. Chuẩn mà giáo dục đang áp dụng tràn lan là
một liệu pháp tinh thần, nhằm trấn an dư luận về tình trạng xuống dốc
của giáo dục nước nhà mà thôi. Chứ thực tế là nó càng làm cho bức tranh của
ngành đã rối lại càng rối.
Thực tế các tiêu chuẩn
mà chúng ta học tập được từ nước ngoài là nguồn tư liệu quý giá mang tính định
hướng. Ở đất nước bạn, đơn vị đứng ra để đo đạc các tiêu chí đó là cơ quan kiểm
định chất lượng độc lập, có uy tín, được xã hội tin tưởng đặt niềm tin. Vì vậy,
những kết luận của họ được thừa nhận tuyệt đối. Kết luận của các cơ quan kiểm
định khách quan này đối với bất kỳ một cơ sở giáo dục nào, luôn được mọi người
quan tâm. Nó có thể là một lời khẳng định thương hiệu, cũng có thể là dự báo
cần phải thay đổi, thậm chí người đứng đầu giáo dục phải từ nhiệm.
Còn chúng ta, áp dụng
chuẩn hết sức máy móc, đơn điệu, người làm cũng là người kiểm định chất lượng.
Chúng ta ngộ nhận tai hại rằng kiểm định chất lượng là liều thuốc có thể chữa
bách bệnh mà quên rằng nó chỉ là công cụ, chưa nói công cụ đó phải được giao
vào tay ai trong cuộc chiến phân định trắng/đen của chất lượng.
Vậy thì nguồn căn của
sự thành bại trong áp dụng chuẩn là tính nội tại bên trong, điều này được
ví như “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, như vẻ đẹp lung linh về tâm hồn. Tại sao
chúng ta máy móc cứ chạy theo chuẩn, phải đạt chuẩn, trên chuẩn mà chúng ta
không quan tâm đến nỗi hổ thẹn, tính tự chịu trách nhiệm của những người quản
lý giáo dục?
Nếu các cơ sở giáo dục
nhiệt tình, có trách nhiệm, có tâm, suốt cuộc đời gắn bó và cống hiến cho sự
nghiệp mình đã chọn, thì tôi nghĩ việc đạt chuẩn và trên chuẩn là rất bình
thường. Vì vậy, việc có chế tài sau khi kiểm định cộng với việc tăng cường
hơn nữa tính tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục,
theo tôi nghĩ, là then chốt làm nên chất lượng giáo dục.
Còn hiện nay, giữa các
cơ sở giáo dục vẫn còn tình trạng “cá mè một lứa”. Tình trạng này là vấn nạn âm
ỉ, vô hình nhưng có tác dụng ghê gớm làm nản lòng những nhà giáo dục chân
chính.
2. Đầu tư nguồn lực vật
chất để mong thay đổi chất lượng giáo dục
Để cứu một ngân hàng
đang trên bờ vực phá sản, những người có trách nhiệm thường dùng giải pháp
“bơm” tiền. Để nâng mức sống cho người dân, nhà nước thường đầu tư chung cư,
nhà cho người thu nhập thấp, đường sá, bệnh viện, trường học…Nói chung dùng
nguồn lực vật chất để làm đòn bẩy mong tạo ra cái mới có chất lượng hơn.
Đã bao giờ chúng ta thử
tìm câu trả lời cho những thắc mắc: tại sao những con ngoan trò giỏi, những thủ
khoa đại học phần đông là con của người dân lao động, có gia cảnh khó khăn? Cơ
sở vật chất của các trường phổ thông ở phía Bắc nhìn chung còn thua xa các
trường ở phía Nam, nhưng chất lượng đỗ đại học các trường phía Bắc vẫn hơn hẳn
phía Nam? Cả nước có gần cả trăm trường THPT chuyên, được đầu tư cơ sở vật chất
rất khang trang và hiện đại…nhưng có tỉnh vẫn thật sự chưa thu hút học sinh vào
học, thực tế này nói lên điều gì ?
3. Muốn có chất lượng
phải cải cách từ từ
Việt Nam không thiếu
người am hiểu về Giáo dục, có thể khẳng định như vậy. Tuy nhiên, chúng ta thiếu
người biết lắng nghe, điều này là một thực tế. Từ đầu năm 2000 đến nay
có rất nhiều kiến nghị, góp ý nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Nhiều ý
kiến tâm huyết, kết tinh của quá trình nghiên cứu khoa học không mệt mỏi của
các trí giả trong và ngoài nước. Các đề án kiến nghị được soạn thảo rất công
phu, mang tính khoa học và thực tiễn cao của các học giả nổi tiếng được gửi đến
cơ quan Đảng và Nhà nước như:
Và hàng loạt những nhà
khoa học khác có am tường về Giáo dục Việt Nam như : Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn
Quang A, Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Phạm Phụ, Phạm Toàn..v.v. thay nhau đăng
đàn, thuyết giáo.
Đổi lại, các nhà lãnh
đạo “vẫn bình chân như vại”, “người nói cứ nói và người làm cứ làm”, họa hoằn
lắm mới có người nhếnh mép “phải thay đổi từ từ”.
Một bức tranh xám màu
của giáo dục lại có dịp để vén tấm màn che lên, gây nhức nhói, đau buốt bằng
những nhận định của những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục như:
+ GS Chu Hảo: “ Nền giáo
dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm)
mà là lạc đường”.
Chất lượng chuyên môn là
ưu tiên hàng đầu để tuyển chọn con người làm giáo dục, bất
kể người đó là người địa phương hay địa phương khác, người đó trong đảng hay
ngoài đảng, người đó trong lãnh thổ Việt Nam hay nước ngoài… Miễn cá nhân đó
giỏi về chuyên môn, học thuật và am hiểu về tâm sinh lý con người. Khi chúng ta
có trong tay những công cụ, “vũ khí” sắc bén nhất, chúng ta mới nghĩ đến mục
tiêu chinh phục, nghĩ đến kết quả đạt được, nghĩ đến sản phẩm của ngành giáo
dục.
Chúng ta nên nhớ sản
phẩm của giáo dục là con người, mà con người trong thời đại hôm nay khác với
con người trong quá khứ. Con người - sản phẩm làm ra của bất cứ nền giáo dục
nào trên thế giới đều phải là con người toàn cầu (hay “công dân toàn cầu”
chữ dùng của ông Lý Quang Diệu).
Nguyễn Hữu Tâm
tamgvthpt@yahoo.com
Và còn một vấn đề nữa cần bổ sung là
Sự ôm đồm thái quá của
tư duy
Việt nam sử dụng khẩu hiệu cải cách giáo dục, cải cách triệt
để, phải nâng cao chất lượng giáo dục…Nhưng chất lượng giáo dục là gì,
nó gồm những cấu thành nào, mỗi cấu thành cần thực hiện như thế nào thì không
ai nói đến hay chịu nói đến. Đó là ảnh hưởng tâm lý của kiểu làm việc theo
phong trào, tâm lý hay hệu ứng đám đông đã đi sâu vào tư duy người Việt hiện
nay do sự giáo dục phiến diện. Để thực hiện một vấn đề cụ thể thì cần mổ xẻ,
quan sát, thu thập thông tin, đánh dấu, đánh giá, phân tích, đưa ra cách thức
kiến trúc chi tiết, kiểm tra theo qui trình, tổng hợp kiến thức về vấn đề, phân
chia thứ bậc cho người thực hiện… thì người Việt nam lại chọn phương án một người
ôm hết, sau đó thuê lại. Từ đó dẫn đến hậu quả làm theo lối ăn xổi ở thì, sai lầm
vì "đi tắt đón đầu". Những khẩu hiệu "rút ngắn tiến độ",
"thi đua lập thành tích chào mừng…", "đi tắt đón đầu",
"vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy"…v.v chính là những nguyên
nhân đẩy tư duy chúng ta đến chỗ phá sản toàn bộ.
6-12-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét