Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

ROBOT QUÂN SỰ- MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA





Đối với mọi người, robot không còn là một khái niệm xa lạ. Từ những mô hình đồ chơi, đến những robot trong các bộ phim bom tấn của Mỹ, đến những robot phục vụ hay hỗ trợ cho sức lao động, vui chơi, giải trí của con người. Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đức, Mỹ... có số lượng robot ứng dụng đứng đầu thế giới đã làm cho nhận loại có một cách nhìn thoáng hơn cho cuộc cách mạng giải phóng sức lao động trong thời đại công nghệ cao phát triển. Nhiều năm qua, các qui luật vận dụng cho robot đều đã được con người vận dụng và khai thác triệt để. Và sự thật thì robot cũng đã mang lại nhiều thành quả đáng khích lệ. Hình ảnh những chú robot lớn nhỏ đủ kiểu, trông có vẻ hơi kì dị nhưng thật đáng yêu đã in sâu vào tâm trí mỗi người khi nhìn thấy hay tiến xúc với chúng.
 
Thế nhưng trong mấy ngày gần đây, khi một nhóm 6 robot của Nga đã quét sạch gần một tiểu đoàn IS trong vòng 20 phút, lính IS bỏ chạy để lại 70 tử binh cùng hàng loạt quân trang, quân dụng, súng đạn... thì có lẽ loài người lại thêm một lần nữa thay đổi cách nhìn về robot. Chúng không còn là những mô hình đẹp mã để ngắm nhìn trầm trồ hay những thành quả khoa học công nghệ được khen ngợi mà đã trở nên đáng sợ hơn, mạnh mẽ và lạnh lẽo hơn con người.
 
Thế giới đổi thay từng ngày với bao nhiêu phát minh, cải tiến khoa học công nghệ. Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa len lỏi vào đến tận từng công việc, giải trí hàng ngày của con người. Điều đó chưa đủ để thuyết phục về ảnh hưởng của ứng dụng điều khiển học vào thực tế. Hôm nay, lĩnh vực này còn chủ động tham gia vào chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố, một cuộc chiến có thực sự sẽ có kẻ thắng, người thua hay không còn chưa ngã ngũ. Nhưng những kết quả mà robot mang lại đã đẩy lòng ham muốn của con người về làm chủ công nghệ cao lên một mức cao hơn. Nhiều quốc gia đã nhanh chóng xoay chuyển chiến lược, muốn lập tức trang bị robot cho những ứng dụng anh ninh, quốc phòng. Và điều đó có thể chuyển thành một tư tưởng chạy đua vũ trang kiểu mới.
Nhân loại yêu chuộng hòa bình không dễ dàng chấp nhận điều đó nhưng lại coi nó như một thành tố đảm bảo cho họ thấy an toàn tâm tưởng hơn trong sự nhút nhát lo lắng của mình. Sự thật thì nếu các quốc gia sống hòa bình, không làm gì tiêu cực lẫn nhau, cuộc sống của họ vẫn ngày ngày trôi qua. Nếu các quốc gia đánh nhau bằng các loại phương tiện, con người, chiến thuật... thì cuối cùng họ cũng quay về đất nước mình khi cuộc chiến kết thúc. Và khi ấy họ lại sống với ngày ngày trôi qua. Nhưng một cuộc chiến sẽ cướp đi của nhân dân những con người thông minh, tài ba và dũng cảm nhất. Vậy ai là người chiến thắng? Câu trả lời là không có!.
 
Robot có thể giúp con người giải quyết khó khăn đó. Người ta đổ xô vào mua sắm, nghiên cứu về máy móc, trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng tạo ra những cỗ máy uy lực hơn, đáng sợ hơn của đối phương. Họ đâu nghĩ rằng con người thì ở đâu cũng mong manh như nhau. Cỗ máy chiến tranh đâu phân biệt người tốt, kẻ xấu. Hôm nay robot còn chịu sự điều khiển của con người thông qua các phương tiện liên lạc, nhưng rồi ngày mai với trí tuệ nhân tạo (AI) thì robot sẽ hoạt động độc lập trong mọi môi trường, con người khi đó chỉ được robot coi là nhiễu loạn. Và hậu họa ngày một, ngày hai sẽ đến. Những robot đại chiến vô tri vô giác sẽ tiêu diệt dần con người, đưa thế giới đến những hòan cảnh sinh hoạt đáng sợ mà phim ảnh cũng không thể nghĩ ra.
...
Cuối cùng, kẻ chiến thắng chính là quy luật tự nhiên của hàng triệu năm trước khi con người hiện đại ra đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét